6 ứng dụng thực của AI trong ngành bán lẻ

6 ứng dụng thực của AI trong ngành bán lẻ

Khi mà thế giới đang dần chuyển mình theo xu hướng thời đại công nghệ, các nhà bán lẻ truyền thống phải đối mặt với một mối đe dọa lớn từ những thương hiệu được yêu thích như Amazon hay Walmart. Với mục đích san bằng sân chơi, các nhà bán lẻ offline đang chuyển sang ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ngay khi mà người mua hàng tiếp cận đa kênh cho việc mua sắm. Từ việc giúp khách hàng tìm mặt hàng thông qua tìm kiếm bằng hình ảnh cho đến cá nhân hóa trải nghiệm giải trí của họ thông qua ứng dụng chatbot, AI thực sự đang cách mạng hóa ngành bán lẻ theo nhiều cách khác nhau. Các nhà bán lẻ chủ chốt như Starbucks và Lowe sử dụng AI với hi vọng có thể cải thiện trải nghiệm khách hàng.

Hầu hết các công ty đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào AI mục tiêu trở thành vua của cuộc chơi. Thực tế, chi tiêu hằng năm cho AI trên toàn cầu của các nhà bán lẻ sẽ đạt vào khoảng 7.3 tỷ vào năm 2022. Các ứng dụng phổ biến nhất trong ngành bán lẻ của giải pháp công nghệ này sử dụng cho việc tìm kiếm, công cụ đề xuất nội dung và khoa học dữ liệu. Chẳng hạn, PayPal sử dụng AI để phát hiện các khoản phí gian lận. Để làm được vậy, công ty này sử dụng một công cụ trí tuệ nhân tạo trong nhà được xây dựng với các công cụ nguồn mở. Từ đó có rất nhiều điều có thể được thực hiện nhờ vào AI.

Tại sao AI lại có mặt trong lĩnh vực bán lẻ?

Theo một khảo sát đến 400 giám đốc điều hành bán lẻ thực hiện bởi Capgemini, AI cho phép hiệu quả trong một vài quy trình và hoạt động từ đó đã giúp họ tiết kiệm gần 340 triệu đô mỗi năm tính đến năm 2022. Dưới đây là một vài lý do các nhà bán lẻ lựa chọn AI:

1/ Trí tuệ nhân tạo đang trở thành mục tiêu của các nhà bán lẻ vì hiệu quả mà nó mang lại bằng cách thay thế con người. Con người có xu hướng dễ mắc lỗi, nhưng công nghệ này giúp loại bỏ sự thiếu hiệu quả mà con người mang lại trong quá trình. Nhiệm vụ lặp đi lặp lại được dễ dàng thực hiện bằng tự động hóa với hiệu suất tốt hơn. Một báo cáo gần đây của Forrester tin rằng Trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế 7% công việc tại Hoa Kỳ vào năm 2025. 

2/ Tăng hiệu xuất hoạt động giúp tăng lợi nhuận cho công ty. Từ việc giảm chi phí sản xuất và vận chuyển đến việc cung cấp trải nghiệm khách hàng cá nhân hóa hơn, các nhà bán lẻ có thể hưởng lợi rất nhiều từ AI. Theo Tractica, Trí tuệ nhân tạo và tự động hóa có thể giúp tăng doanh thu toàn cầu từ 643,7 triệu USD năm 2016 lên 36,8 tỷ USD vào năm 2025.

3/ Với sự hỗ trợ của AI, nhân viên có thể tập trung giải quyết những nhiệm vụ mức độ ưu tiên cao cần đến sự chú tâm của con người hơn là lãng phí thời gian làm những công việc không hiệu quả.

Vậy thì thực chất AI đang cải tiến ngành công nghiệp như thế nào?

IBM đã khảo sát 1900 công ty bán lẻ và sản phẩm tiêu dùng trên 3 quốc gia. Báo cáo cho thấy có đến 85% các công ty bán lẻ có kế hoạch thực hiện tự động hóa thông minh nhằm lập kế hoạch chuỗi cung ứng vào năm 2021 và họ tin rằng việc giới thiệu AI sẽ dẫn đến 10 % tăng trưởng hàng năm. Cùng xem cách mà AI biến đổi ngành công nghiệp bán lẻ.

Dịch vụ khách hàng tốt hơn

Với việc biến các hội thảo có khả năng giúp các công ty tiếp thị các mặt hàng của họ dựa trên thói quen mua hàng và tìm kiếm trước đây của người tiêu dùng, AI hoàn toàn có khả năng cách mạng hóa ngành bán lẻ. Các nhà bán lẻ nhận ra rằng sở hữu dịch vụ khách hàng tuyệt vời giúp điều hành doanh nghiệp thành công hơn hết. Từ đó, điều quan trọng là phải có một giải pháp dịch vụ khách hàng hiệu quả và AI đã thực hiện được điều đó.

Mặt khác, các cửa hàng offline cũng có thể được hưởng lợi từ AI theo một số cách. Lần tới khi bạn ghé thăm một cửa hàng, bạn có thể bắt gặp một robot thân thiện thay vì nhân viên bán hàng. Người tiêu dùng có thể tự do đặt nhiều câu hỏi mà họ thường ngần ngại hỏi từ một nhân viên bán hàng thực tế. Giả sử bạn đang tìm kiếm một loại kem dưỡng ẩm, bạn có thể yêu cầu robot đưa ra đề xuất sản phẩm dựa trên loại da của bạn. Do đó, trải nghiệm tổng thể trở thành việc tương tác mà những máy móc và robot như vậy cũng có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian.

Giám sát MAP

Phí quảng cáo tối thiểu (MAP) là mức giá thấp nhất mà nhà bán lẻ có thể quảng cáo sản phẩm để bán. Các sản phẩm được bán với giá thấp hơn giá MAP của họ có thể ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh cho các nhà bán lẻ, thậm chí làm tan biến một thương hiệu trong mắt khách hàng. Do đó, điều quan trọng là phải theo dõi những người bán vi phạm giá MAP. Công ty phân tích bán lẻ, Intelligence Node, sử dụng AI để giúp các thương hiệu bán hàng online ngăn chặn vi phạm giá MAP bằng cách theo dõi các sản phẩm trong thời gian thực. Nếu có bất cứ vi phạm nào xảy ra, các thương hiệu sẽ nhận được báo cáo về người bán lại và họ có thể có hành động chống lại họ.

Tích lũy dữ liệu tốt hơn

AI có thể giúp các công ty bán lẻ tích lũy và tập hợp dữ liệu khách hàng ở quy mô lớn hơn. AI cũng đưa ra kết luận và tạo ra những trải nghiệm mua sắm mang tính cá nhân hóa hơn cho người dùng. Khi bạn có dữ liệu người dùng, bạn sẽ biết họ thích gì. Hơn nữa, AI giúp tạo ra trải nghiệm hấp dẫn cho người dùng dựa trên sở thích của họ. Ngoài ra, các nhà bán lẻ có thể dự đoán mức độ hoạt động trên thị trường của một sản phẩm bằng cách học hỏi từ quá khứ. Điều này giúp họ đưa ra quyết định chiến lược tốt hơn.

Chiến dịch tiếp thị mục tiêu

Các nhà bán lẻ sử dụng thuật toán AI để chạy các chiến dịch tiếp thị được xác định rõ mục tiêu. Tỷ lệ chuyển đổi có thể tăng vọt bằng cách tạo quảng cáo cụ thể của khách hàng dựa trên khu vực, sở thích và thói quen mua hàng của họ. Các doanh nghiệp có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi từ 2 đến 3 % dựa vào việc tạo quảng cáo ứng với sở thích của người dùng. Tiếp thị mục tiêu cải thiện mức độ trung thành của khách hàng và hơn hết giữ chân khách hàng. Việc giữ chân khách hàng là rất quan trọng vì thực tế 80% lợi nhuận trong tương lai đến từ 20% khách hàng hiện tại.

Phòng thử nghiệm ảo

Phòng thử nghiệm ảo có thể là một thực tế với AI. Ví dụ như việc thử những chiếc váy khác nhau có thể hơi quá sức và tốn thời gian cùng một lúc cũng như không thể thử tất cả sự lựa chọn mà bạn có. Phòng thử nghiệm ảo được trang bị gương kỹ thuật số giúp người mua có thể thử những chiếc váy khác nhau mà không cần phải mặc chúng. Người mua hàng có thể thử nghiệm trang phục của họ bằng giao diện dựa trên cảm ứng. Các công ty mỹ phẩm cũng đạt được nhiều lợi ích vì khách hàng có thể biết được họ trông như thế nào mà không cần trữ tiếp thử nghiệm.

Hỗ trợ kỹ thuật số

Lowe từ LoweBot là một ví dụ tuyệt vời về cách robot cải thiện dịch vụ khách hàng tại cửa hàng. Những bot thông tin giúp khách hàng tìm thấy một mặt hàng mà họ đang tìm kiếm cũng như cung cấp thông tin sản phẩm khác. Lowe đã được giới thiệu trở lại vào năm 2016 tại các cửa hàng ở San Francisco. Khách hàng có thể yêu cầu các sản phẩm họ cần xác định vị trí thông qua lời nói hoặc thông qua bảng cảm ứng. Thậm chí, nó cũng có khả năng thực hiện theo dõi hàng tồn kho thời gian thực.

Trên đây là một số cách mà AI thay đổi bộ mặt của ngành bán lẻ. Giải pháp nhân tạo đại diện cho tương lai của kinh doanh hiện đại. Các nhà bán lẻ vẫn còn đang tụt một bước trong cuộc cạnh tranh thì đây chính là thời điểm để đưa AI đi vào sử dụng.

Nguồn bài viết: hackernoon.com

No Comments

Sorry, the comment form is closed at this time.

Call CIO Vietnam Team