Chuyển đổi cơ sở hạ tầng CNTT: Xương sống của cuộc cách mạng kỹ thuật số

Chuyển đổi cơ sở hạ tầng CNTT: Xương sống của cuộc cách mạng kỹ thuật số

Một trong những xu hướng phổ biến trong Công nghệ thông tin (CNTT) là chuyển đổi số và tất nhiên đi kèm với nó là chuyển đổi cơ sở hạ tầng CNTT. Nhưng để trở thành một doanh nghiệp kỹ thuật số không đơn giản chỉ là xây dựng các ứng dụng di động.

Thành quả của việc chuyển đổi kỹ thuật số cho phép doanh nghiệp thu hút khách hàng tốt hơn, điều hành hoạt động kinh doanh lõi hiệu quả hơn và tham gia vào các thị trường mới dễ dàng hơn thông qua việc phân tích dữ liệu và thiết lập các quy trình mới linh động hơn. Tất nhiên, việc triển khai và kết quả còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau nhưng ý tưởng trọng tâm vẫn là tập trung khai thác dữ liệu – nó được xem như một trong những chiến lược cốt lõi của doanh nghiệp.

Từ đó, việc chuyển đổi cơ sở hạ tầng CNTT không chỉ để đáp ứng vấn đề phạm vi, độ co giản của dữ liệu mà còn phải trở nên nhanh nhẹn và linh hoạt hơn. Doanh nghiệp càng sáng tạo trong việc khai thác dữ liệu thì khả năng các sản phẩm – dịch vụ càng xoay vòng nhanh hơn.

Vậy làm sao để chúng ta chuyển đổi hạ tầng CNTT đáp ứng đủ cho vấn đề nêu trên? Bắt đầu nó như thế nào? Và tất nhiên nó không phải chỉ là mua các thiết bị phần cứng và phần mềm mới nhất, tốt nhất. Các thập kỷ vừa qua ghi nhận sự đổi mới công nghệ một cách nhanh chóng và vượt trội trong các trung tâm dữ liệu, xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục. Bên cạnh đó kết hợp với các dịch vụ điện toán đám mây công cộng như AWS, Microsoft Azure … để linh động hơn, tiết kiệm hơn, … nhưng như thế đã đủ chưa!

Nhìn ở cấp độ cao, chuyển đổi cơ sở hạ tầng sẽ phải tốt hơn và hiệu quả hơn trong việc phân bổ ngân sách cho các dự án và thị trường mới. Bên cạnh đó là làm cho việc quản lý cơ sở hạ tầng ngày một dễ hơn và rẻ hơn. Cơ sở hạ tầng “đầy đủ” nó bao gồm nhiều thành phần từ hệ thống máy chủ, hệ thống máy trạm, các thiết bị kết nối, các phần mềm, hệ thống lưu trữ,… trong giới hạn của một bài viết tôi chỉ xin phép đề cập đến một số vấn đề liên quan đến lưu trữ dữ liệu.

Mỗi một doanh nghiệp có một chiến lược chuyển đổi hạ tầng lưu trữ khác nhau nhưng cho dù chiến lược nào thì cũng phải cần đáp ứng một số mục tiêu quan trọng sau đây:

1. Nút cổ chai hiệu suất:

Bạn có thể dễ thấy nhất việc mua một chiếc máy tính để bàn và chiếc máy bộ của các hãng. Có thể hai chiếc máy tương đồng về cấu hình nhưng chiếc máy bộ sẽ có hiệu suất cao hơn. Bởi chúng được tính toán cẩn thận trong thiết kế và lắp ráp động bộ sao cho đạt hiệu suất cao nhất. Trong khi chiếc máy tính lắp ráp không có sự tính toán, thiết kế cẩn thận đó. Điều này vô hình chung tạo ra các nút cổ chai hiệu suất.

Trong hệ thống cơ sở hạ tầng cũng vậy, người thiết kế cần có hoạch định chiến lược rõ ràng về sử dụng thiết bị, chọn lựa nền tảng công nghệ, và viết ra những chính sách, và bộ hướng dẫn để hoạt động thiết kế và triển khai không tạo ra các nút cổ chai hiệu suất. Quan trọng hơn cách làm này sẽ đưa ra tính toán ngay từ đầu bài toán tích hợp hệ thống, thuận tiện để gắn các thiết bị thành phần vào hệ thống cơ sở hạ tầng tổng thể.

2. Kiến trúc đa thế hệ:

Trong một doanh nghiệp sẽ có nhiều nền tảng công nghệ được sử dụng, nhiều phần mềm được phát triển các nền tảng công nghệ khác nhau. Mỗi nền tảng có một kiến trúc riêng, có lợi điểm riêng, có hạn chế riêng, đòi hỏi có cách tích hợp khác nhau để gắn vào hệ thống cơ sở hạ tầng tổng thể. Dó đó khi chọn lựa gắn hoặc lấy ra một thành phần của hệ thống thì cần có có cơ chế đánh giá sự phù hợp trong kiến trúc của thành phần ấy với hệ thống kiến trúc tổng thể để hệ thống tạo ra có thể tích hợp được, kiểm soát được thông tin, tạo điều kiện khai thác dữ liệu và cũng thuận tiện cho việc bảo trì sau này.

3. Triển khai ngay lập tức:

Khi quyết định mua một thiết bị hoặc một hệ thống thành phần vào một hệ thống tổng thể. Làm sao để đưa ra quyết định nhanh và triển khai hiệu quả mà không vi phạm hai mục tiêu trên? Để trả lời thì người thiết kế phải hoạch định rõ chiến lược chuyển đổi cơ sở hạ tầng, thiết kế một kiến trúc đủ tốt, đưa ra cách chính cách kiểm soát tuân thủ và đưa ra các hướng dẫn để chọn lựa và triển khai. Khi ấy việc ra quyết định chọn lựa một thành phần sẽ trở nên nhẹ nhàng và việc triển khai sẽ được nhanh chóng và có tính đồng bộ cao.

4. Quản lý dữ liệu đa đám mây:

Để tối ưu hoá chi phí đầu tư và vận hành, chọn lựa các nền tảng dữ liệu đám mây là ưu tiên số một để triển khai. Những không phải các phần mềm đang sử dụng đều có thể đưa lên đám mây. Trong khi các chính sách không cho phép lưu trữ dữ liệu bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Hoặc các sự cố về truyền dự liệu sẻ ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống đang lựu trữ trên đám mây. Do đó việc quản lý dự liệu trên đám mây cần tính toán cẩn thận sao cho dữ liệu được khai thác tức thì và đảm bảo việc khai thác dữ liệu liên tục, hoặc đảm bảo dữ liệu được đồng bộ với các hệ thống thành phần sao cho giảm thiểu ảnh hưởng khi xảy ra sự cố về truyền dữ liệu.

Bạn thấy đó, chuyển đổi cở sở hạ tầng CNTT là một thách thức. Do đó người đứng đầu cần đưa ra chiến lược cơ sở hạ tầng rõ ràng, phù hợp với chiến lược kinh doanh. Đưa ra hướng dẫn và các nguyên tắc cần tuân thủ để có thể tạo ra một hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và khai thác được dữ liệu phục vụ cho mục tiêu kinh doanh.

Còn với cách nghĩ của ban huấn luyện. Một người lãnh đạo CNTT cần có năng lực hoạch định hệ thống quản lý cơ sở hạ tầng. Đây là năng lực lõi cần phải có trong một chân dung “Nhà lãnh đạo CNTT trẻ 8X”.

Nguyễn Tuấn Phong

Huấn luyện viên tập sự – Chương trình huấn luyện “Hạt giống lãnh đạo CNTT”

No Comments

Sorry, the comment form is closed at this time.

Call CIO Vietnam Team