Sự bền vững của hệ thống CNTT của doanh nghiệp đến từ sự hoạch định EA tốt

Sự bền vững của hệ thống CNTT của doanh nghiệp đến từ sự hoạch định EA tốt

I/ Nhận thức về sự tồn tại kiến trúc khi mới bắt đầu chủ đề 

Khi mới bắt đầu chủ đề, tôi chỉ có khái niệm mơ hồ về kiến trúc doanh nghiệp, kiểu như mỗi thứ vận động đều phải có 1 kiến trúc nhất định để giúp đạt được mục tiêu. Ví dụ con người muốn sống và thở cần phải có kiến trúc cấu tạo cơ thể như Tim, khí quản, mũi để giúp con người tồn tại. Doanh nghiệp cũng vậy, mỗi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều phải có 1 kiến trúc nhất định để giúp doanh nghiệp vận hành để đạt được mục tiêu họ muốn đạt được. Kiến trúc lúc này đươc hiểu đâu đó là cơ cấu hoạt động, là những quy trình của doanh nghiệp.

II/ Tầm quan trọng của kiến trúc doanh nghiệp

Kiến trúc doanh nghiệp có tầm quan trọng rất lớn, mang tính sống còn đối với doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn thay đổi chóng mặt của việc kinh doanh và sự phát triển của IT 4.0.

Tổ chức, doanh nghiệp nào cũng có kiến trúc. Kiến trúc doanh nghiệp như 1 bức tranh tổng thể của doanh nghiệp, gồm nhiều thành phần kết nối và gắn bó chặt chẽ với nhau giữa các thành phần đó. Nếu so sánh kiến trúc doanh nghiệp như kiến trúc ngôi nhà thì dễ dàng nhận thấy ngôi nhà nào có kiến trúc vững chắc hoặc tốt thì dễ đáp ứng với các thay đổi bên trong (chiến lược,…) hay các tác động bên ngoài (đối thủ cạnh tranh, luật thay đổi…) mà ngôi nhà vẫn đứng vững. Như vậy doanh nghiệp có 1 kiến trúc tốt, doanh nghiệp sẽ vận hành trơn tru hơn, dễ thay đổi với những biến động của thị trường.

Hơn nữa, khi có bất kỳ vấn đề nào xảy ra cần phải gia cố hoặc phát triển kiến trúc, 1 kiến trúc tốt phát họa bức tranh rất rõ ràng giữa các component, do đó ta có thể dễ dàng biết được chỗ nào cần nâng cấp gia cố, phần nào bị ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng.

III. Thách thức của nhà quản lý CNTT khi tham gia hoạt động kiến trúc 

Các thách thức của nhà quản lý CNTT khi tham gia vào hoạt động kiến trúc:

  1. Thay đổi mindset sang hướng làm business là 1 thách thức rất lớn. Các nhà quản lý CNTT như chúa đảo 1 phương về lĩnh vực của họ là CNTT mà họ là chuyên gia nên khi kết hợp và hiểu được business -> thay đổi mindset là 1 thách thức đầu tiên

  2. Thách thức tiếp theo là hình dung 1 bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp để có thể làm tốt công việc kiến trúc. Giống như ở trên, các nhà quản lý CNTT thường expert trong lĩnh vực của họ nhưng để nhìn được bức tranh toàn cảnh cần rất nhiều nỗ lực thay đổi và kết hợp tốt với business

  3. Conflict giữa các bên liên quan. Khi tham gia các hoạt động kiến trúc, rất nhiều stakeholder sẽ phải làm việc chung với nhau và bị ảnh hưởng bởi các hoạt động kiến trúc dẫn tới nhiều conflict, để giải quyết các conflict và đưa mọi người đi theo hướng chung là 1 thách thức cực kỳ lớn.

  4. Adapt với nhiều thay đổi khi có 1 hoạt động thay đổi kiến trúc (VD: tái cơ cấu công ty) dẫn đến mất nhiều thời gian và công sức để adapt

  5. Một thách thức thường thấy với các nhà quản lý công nghiệp là những người ở vị trí lãnh đạo khác không hiểu rõ được tầm quan trọng của IT trong doanh nghiệp dẫn đến việc họ không quan tâm đúng mực đến vai trò của IT trong doanh nghiệp và trong kiến trúc

  6. Con người của doanh nghiệp không được đầu tư đúng mực, chưa có khả năng để xây dựng kiến trúc cũng là 1 khó khăn hay gặp phải trong các doanh nghiệp

IV/ Mối quan hệ giữa mục tiêu kinh doanh, xây dựng hệ thống và vận hành hệ thống và gia cố kiến trúc

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có các mục tiêu kinh doanh để đem lại giá trị cho khách hàng, để đạt được các mục tiêu ấy, doanh nghiệp phải xây dựng và vận hành hệ thống của mình một cách phù hợp để đạt được các mục tiêu đã đề ra, đồng thời không phải có sự liên kết và gắn bó chặc chẽ với các hệ thống khác nhau trong doanh nghiệp (Nhất là các doanh nghiệp đa quốc gia hoặc đa ngành).

Các hệ thống trong doanh nghiệp có mối liên hệ chặc chẽ với nhau dẫn đến một kiến trúc được hình thành trong toàn bộ doanh nghiệp.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, chúng ta phải xây dựng và vận hành hệ thống để đạt được các mục tiêu ấy tuy nhiên các hệ thống cần phải liên kết chặc chẽ với nhau để doanh nghiệp vận hành trơn tru. Khi đạt mục tiêu đề ra có thể dẫn đến kiến trúc cần được thay đổi và gia cố để khi xây dựng và vận hành các hệ thống với nhau không bị conflict và có thể vận hành trơn tru để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu

V/ Giá trị mà doanh nghiệp nhận được khi hệ thống kiến trúc tốt (một vài giá trj điển hình và ví dụ thực tế) 

Hệ thống kiến trúc tốt giúp:

  1. thực hiện đồng bộ chiến lược, nghiệp vụ và CNTT của tổ chức: sự phối hợp trong tổ chức, giữa các bộ phận với nhau có vai trò và trách nhiệm rõ ràng, để cùng thực hiện mục tiêu chiến lược.
  2. đóng góp giá trị vào phát triển kinh doanh: chi phí vận hành thấp, tổ chức linh hoạt dễ thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Ví dụ doanh nghiệp bạn có kiến trúc tốt thì bạn dễ dàng dùng bộ máy vận hành đó để mở rộng sang mảng kinh doanh tương đồng. Hoặc cũng lý giải vì sao doanh nghiệp A có thể sát nhập vào doanh nghiệp B mà không thể xác nhập với doanh nghiệp C, dù B và C là 2 doanh nghiệp cùng ngành.
  3. tăng hiệu quả thực thi CNTT: Cho phép tối ưu hóa việc chia sẻ hạ tầng và ứng dụng để cắt giảm chi phí và gia tăng việc chia sẻ và đồng bộ dữ liệu. Tránh việc thực hiện các dự án hoặc các ứng dụng CNTT chồng chéo nhau.

Phần nhiều các doanh nghiệp ở Vn có xu hướng không quan tâm hoặc chỉ làm hệ thống kiến trúc vừa đủ cho kinh doanh. Khi kinh doanh mở rộng thì họ lại mới nghĩ đến thay đổi hệ thống kiến trúc. Điều này dẫn đến bộ máy và hoạt động vận hành không thích nghi kịp, doanh nghiệp bị “vỡ cấu trúc” và thất bại. Tuy nhiên cũng có những doanh nghiệp coi trọng và làm hệ thống kiến trúc khá tốt.

VI/ AI đang thật sự là người làm kiến trúc trong doanh nghiệp Việt nói chung

Nếu ở lãnh vực phát triển phần mềm, vị trí kiến trúc sư phần mềm (Software Architecture) vốn đã phổ biến, thì tương ứng trong doanh nghiệp là vai trò của kiến trúc sư doanh nghiệp (Enterprise Architecture). Tuy nhiên do EA còn khá mới ở Việt Nam và nguồn lao động có chuyên môn về kiến trúc sư doanh nghiệp khan hiếm. Nên hiện tại hầu hết ở các doanh nghiệp,CIO vận dụng sự am tường về công nghệ và hiểu biết về kinh doanh, mới là người làm kiến trúc trong doanh nghiêp. Với xu hướng phát triển, thì càng ngày vai trò làm kiến trúc doanh nghiệp sẽ chuyên môn hóa và kiến trúc sư doanh nghiệp sẽ là người làm thật sự.

VII. Cách thức nâng cấp kiến trúc 

Bước 1: Xác định được vai trò và mục đích (purpose) của kiến trúc doanh nghiệp (Tại sao chúng ta cần nâng cấp kiến trúc và vai trò của kiến trúc)

Bước 2: Xác định được kiến trúc nâng cấp sẽ ảnh hưởng thế nào đến vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp. VD: khi nâng cấp kiến trúc có ảnh hưởng gì đến Org Chart hiện tại bao gồm Application/Information của doanh nghiệp và Cơ sở hạ tầng hiện tại của doanh nghiệp.
Xác định được ảnh hưởng và đưa ra các câu hỏi cho các tầng kiến trúc sẽ dẫn đến việc thay đổi các nội dung chi tiết hơn của kiến trúc

Bước 3: Xác định các Scope, Assumption, Constraints của kiến trúc cũng như các Business Rules và các tác nhân ảnh hưởng đến kiến trúc (bên trong, bên ngoài)

Bước 4: Chọn 1 framework kiến trúc để làm xương sống (nếu như doanh nghiệp hiện chưa có). VD như TOGAF, Zachman

Bước 5: Planning cho kiến trúc mới (timeline planning, design, implement và vận hành)

Bước 6: Thiết kế kiến trúc cần nâng cấp

Bước 7: Implement kiến trúc vào thực tế và Integrate kiến trúc nâng cấp vào kiến trúc hiện tại

Bước 8: Vận hành và theo dõi kiến trúc nâng cấp có thực sự hiện quả và giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu.

Bước 9: Continuous Improving kiến trúc để adapt với các thay đổi trong và ngoài doanh nghiệp

Hiển và Quốc – Hột giống mùa 2019

– Nếu bạn có đam mê về điều gì đó, trăn trở và kiên nhẫn với nó, cuộc sống sẽ không từ chối bạn. Chúng tôi nghĩ chương trình coaching “Hạt Giống Lãnh Đạo CNTT” là một cơ hội quý mà tôi đã trải qua với rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Thật khó diễn tả thành lời, nhưng trong tận đáy lòng, chúng tôi muốn cám ơn đến tất cả ban huấn luyện, đồng bọn và cả số mệnh đã dẫn chúng tôi đến với chương trình. Mọi thứ với chúng tôi như một giấc mơ đẹp. Hy vọng bạn cũng sẽ có giấc mơ đẹp như chúng tôi !

–  Chương trình huấn luyện “Hạt Giống Lãnh Đạo CNTT” đã tổ chức được 4 mùa và đã huấn luyện thành công 42 hạt giống. Chương trình dự kiến huấn luyện trong 8 tháng với 6 chủ đề ở Tp. HCM.

–  Chương trình năm 2020 chiêu sinh 20 ứng viên. Hãy tìm hiểu và đăng ký nhé mọi người !

#Hạt_giống_lãnh_đạo_cntt
#CIOCoaching
#CIOVietnam

No Comments

Sorry, the comment form is closed at this time.

Call CIO Vietnam Team