Sau đó, hệ thống AI này còn tiến hành mock-up sản phẩm cực kỳ chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, Sergey cũng phải thừa nhận không phải thiết kế nào do Nikolay tạo ra cũng hoàn hảo: “Chúng tôi dạy Nikolay “vẽ” những ý tưởng mới trong thời gian nhanh nhất có thể, gần như là ngay lập tức, đồng thời phát triển thêm các phong cách thị giác mới. Thế nhưng, chúng tôi cũng để nó có không gian tự do sáng tạo riêng và cố gắng không quá hạn chế khả năng của nó. Đó là lý do vì sao bạn có thể thấy 1 số ý tưởng của Nikolay rất điên rồ đến mức xấu xí. Để mà dạy cho nó vẽ những hình ảnh thật đẹp thì không có gì khó, nhưng chúng tôi không muốn làm vậy. Thách thức mà chúng tôi cần đối mặt là tìm ra những điều mới mẻ trong thiết kế đồ họa, và việc tạo ra những sản phẩm không tốt để so sánh với những sản phẩm đẹp thực sự mang lại rất nhiều lợi ích”.
Năng suất tuyệt vời của Nikolay
Không giống như những đồng nghiệp bằng xương bằng thịt khác, Nikolay có thể hoạt động 24/7, không bao giờ bị bệnh và cũng không vấn đề trong việc bí ý tưởng (art block). Tuy nhiên, điều mà Sergey hướng đến chính là việc phá bỏ những giới hạn, rào cản trong bộ não sáng tạo của con người.
Anh cho biết: “1 trong những vấn đề lớn nhất mà ngành giáo dục thiết kế gặp phải là: Khi càng tiếp thu nhiều kiến thức, khả năng thẩm mĩ của bạn sẽ càng được nâng tầm, nhưng cùng với đó là những bức tường bao quanh bộ não sáng tạo của bạn. Các designer giỏi thừa sức tạo ra những thiết kế đẹp, an toàn, đủ dùng, nhưng chính những bức tường kia đã khiến họ không dám thử những điều mới lạ, táo bạo”.
Sergey không hề muốn sẽ thay thế toàn bộ nhân lực của mình bằng máy móc. Trái lại, anh muốn đào tạo, nâng tầm nhân viên lên trình độ của các giám đốc sáng tạo. Khi đó, họ sẽ đủ kinh nghiệm và thẩm mỹ để đánh giá các tác phẩm do Nikolay tạo ra, rồi từ đó chọn những phương án tốt nhất để giao cho khách hàng.
Sorry, the comment form is closed at this time.