01 Feb Ứng DỤNG AI- TĂNG TRẢI NGHIỆM NGƯỜI DÙNG XEM TIVI
Netflix đã phát triển từ một công ty cho thuê DVD qua thư để trở thành một dịch vụ phát video trực tuén theo yêu cầu dựa trên thuê bao với 130 triệu thuê bao trên thế giới. Hiện nay, Netflix tạo doanh thu từ chi phí thuê bao mà người dùng trả phí. Động lực đằng sau sự phát triển bền vững là người dùng cảm thấy mình đang tận hưởng dịch vụ tốt và xứng đáng với mức phí thuê bao hàng tháng mà họ phải trả.
Để làm được điều này, Phim và TV Netflix hướng tới nhu cầu về “nghiền phim”- nhất là giữ khách hàng dán mắt vào tivi trong một khoảng thời gian dài. Ý tưởng này đang được duy trì và phát triển khiến người dùng cảm thấy phí thuê bao là khoản chi phí đáng giá.
AI ĐÃ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ GÌ CHO NETFLIX?
Ngày nay, người dùng không thiếu các lựa chọn về giải trí như: Videon on demand, Youtube, Game online, truyền hình truyền thống, truyền hình trả tiền, có hàng ngàn kênh và dịch vụ cạnh tranh giành sự chú ý của người dùng. Theo cách truyền thống, người dùng sẽ sắp lịch xem các chương trình yêu thích phù hợp với cuộc sống của từng cá nhân chính là tạo nên những khách hàng trung thành. Nhưng ngày nay, với hình thức giải trí theo nhu cầu mọi lúc mọi nơi, hình thức cũ đã không còn phù hợp. Điều gì sẽ xảy ra nếu người dùng có quá nhiều lựa chọn hoặc không tìm thấy những chương trình mình yêu thích?
AI ĐƯỢC NETFLIX ỨNG DỤNG NHƯ THẾ NÀO?
Netflix sử dụng AI để dự đoán người dùng có khuynh hướng muốn xem gì theo trong danh mục trên 10.000 bộ phim và chương trình tivi. Netflix đưa ra những gợi ý xuất hiện ngay lập tức sau khi người dùng xem một bộ phim hay chương trình, cũng như nội dung xuất hiện trên menu của Netflix khi Netflix tải nội dung lên tivi, laptop hay thiết bị thông minh của người dùng.
Netflix bắt đầu dùng điểm xếp hạng IMDB cùng với thói quen trước đây của người dùng, các lựa chọn và hành vi người dùng về các chương trình được quan tâm khi đăng ký lần đầu để cá nhân hóa theo từng nhu cầu khác nhau. Căn cứ vào đó, Netflix đã xây dựng dữ liệu khổng lồ về thói quen người dùng. Chỉ riêng ngày 7.1.2018, Netflix đã lập kỷ lục người xem trực tuyến 350 triệu giờ nội dung trong một ngày. Điều này có nghĩa Netflix hiểu rõ thói quen người dùng và có những thống kê nhất định.
NHỮNG CÔNG NGHỆ, CÔNG CỤ, DỮ LIỆU NÀO ĐƯỢC NETFIX SỬ DỤNG?
Dữ liệu quan trọng nhất được sử dụng cho thuật toán cá nhân hóa người dùng là hành vi người dùng trong quá trình sử dụng trên Netflix. Vectorflow đã được Netflix lựa chọn để xử lý dữ liệu thu nhập được dựa trên thói quen người dùng từ lúc bắt đầu đăng ký Netflix. Đây cũng là công nghệ được Amazon sử dụng cho tính năng gợi ý sản phẩm và Facebook với tính năng “people you may know”
Netflix chia nhỏ nội dung (Film & chương trình) và gắn nhãn (tag) phân loại: phim hành động, phim kinh dị tâm ý, phim viễn tưởng… có hàng vạn nhãn khác nhau cho từng loại một cách chi tiết. Sau đó, công nghệ Vectorflow sẽ so sánh các nội dung gắn với các nhãn này khớp với sở thích xem của từng cá nhân. Khi tìm thấy các nhãn tương thích với những người dùng có một hồ sơ nhất định (đã được chuẩn hóa trước). Netflix cũng dùng một số chức năng khác của dịch vụ như: tối ưu hóa chất lượng phát trực tuyến đảm bảo nội dung được truyền tải tới người dùng chất lượng cao nhất. Khi các chuyên gia phân tích dữ liệu phát triển phương pháp ML mới có thể dự đoán chính xác hơn về những gì người dùng muốn xem, các chuyên gia kiếm tra các dữ liệu này trên những tập dữ liệu khách hàng trước đó. Nếu các chuyên gia thấy nội dung nào sử dụng nhiều nhất qua dữ liệu thống kê thì nội dung đó sẽ được phát triển trên toàn mạng lưới của Netflix. Để tối ưu hóa việc phát nội dung trực tuyến và chất lượng hình ảnh, Netflix sử dụng công nghệ Encoding, transcoding và CDN để truyền tải nội dung, hình ảnh tới người dùng mượt nhất trên toàn thế giới.
NETFLIX ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU GÌ KHI ỨNG DỤNG AI
Netflix gợi ý nội dung chính xác dựa trên sở thích, thói quen người dùng dựa trên thói quen tương tác trên Netflix. Kết quả người dùng xem Netflix nhiều hơn, đăng ký sử dụng dịch vụ dài hơn, đem đến giá trị lâu dài cho Netflix.
Với tư cách là một nhà sản xuất nội dung nói riêng, Netflix cũng có thể tạo ra những bộ phim và chương trình tivi ăn khớp mật thiết với những gì mà người dùng muốn xem. Thuật toán nén AI của Netflix để tối ưu hóa kích thước các tập tin cần tuyền tải, do đó cản thiện chất lượng phát trực tuyến, đã thành công trong việc giảm dung lượng lưu trữ dữ liệu lên đến 1.000 lần. Mỗi tập phim Jessica Jones, vốn yêu cầu băng thông lên đến 750 megabit/ giây, đã được giảm xuống còn 750 kilobit/ giây
THÁCH THỨC VÀ KINH NGHIỆM KHI NETFLIX ỨNG DỤNG AI
Dịch chuyển từ mô hình kinh doanh truyền thông (đặt hàng qua thư) đến mô hình thuê bao (online) để gia tăng lượng dữ liệu lớn mà Netflix có thể thu nhập được từ người dùng về thói quen, sở thích, hành vi, thời gian,…cung cấp cho người dùng những gợi ý chính xác hơn với những thói quen, sở thích dẫn đến lượng người dùng ngày càng tăng và gia tăng mức độ trung thành hơn
AI giúp Netflix sử dụng cơ sở dữ liệu khổng lồ về thói quen, sở thích để bắt đầu xây dựng những nội dung cho từng nhóm khách hàng mục tiêu, định hướng bởi dữ liệu về những gì khách hàng mong muốn. Phát trực tuyến video với chất lượng cao và cực cao sử dụng lượng băng thông khổng lồ với nguồn lực hạn chế và đắt đỏ. AI có thể giảm thiểu chi phí này bằng ML để chỉ truyền tải những dữ liệu quan trọng và đúng mục tiêu.
Nguồn: Tổng hợp thông tin từ Internet
Với mong muốn chia sẻ về việc ứng dụng AI trong DN, cộng đồng CIO Vietnam trân trọng kính mời anh/ chị và các bạn tham dự chương trình CIO Talks đầu xuân với chủ đề “Ứng dụng AI trong doanh nghiệp: Cơ hội và Thách thức”
Thời gian: 17h30 thứ 2 ngày 10/ 2/2020
Địa điểm: Én Café, 308B Điện Biên Phủ, Quận 3, HCM
Sorry, the comment form is closed at this time.