Sức mạnh tính toán khổng lồ của con chip này sẽ được sử dụng để huấn luyện các mạng neural nhân tạo và thực hiện những phép tính mô phỏng có độ chính xác cao của thế giới thực, ví dụ, mô phỏng cách thức tối ưu khi trực thăng hạ cánh bằng cách mô hình hóa dòng không khí xung quanh động cơ của nó.
Thế nhưng công ty vẫn chưa có ý định dừng lại ở đây. WSE cho biết, họ đang dự định một con chip thế hệ kế tiếp với khoảng 2,6 nghìn tỷ bóng bán dẫn, nhiều hơn gấp đôi hiện tại, nhằm mở đường cho khả năng mô phỏng được những thế giới thực phức tạp hơn nữa.
Liệu thế giới này có phải một hình ảnh mô phỏng?
Sức mạnh tính toán của con chip này một lần nữa khiến chúng ta lại nghi ngờ về bản chất của thực tại: Liệu những gì chúng ta đang thấy hàng ngày có phải thực tại thật hay là một mô phỏng của máy tính – tương tự như điều xảy ra trong bộ phim Ma Trận?
Năm 2003, nhà triết học Nick Bostrom từng đưa ra Giả thuyết Mô phỏng, với tuyên bố trong tương lai, những sức mạnh điện toán khổng lồ có thể được sử dụng để mô phỏng thực tế vũ trụ.
Sorry, the comment form is closed at this time.