10 Apr Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong logistics

Các mảng ứng dụng mới
Tuy nhiên, trước xu hướng ứng dụng công nghệ rất rõ như vậy, nhưng lại có rất ít doanh nghiệp (DN) logistics trong nước chịu đầu tư và ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động của mình. Giám đốc Công ty TNHH quốc tế Delta Trần Đức Nghĩa chia sẻ: Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong các DN logistics Việt Nam còn ở mức độ thấp, nhất là trong hoạt động vận tải đường bộ hiện đang chiếm hơn 77% thị phần vận tải của toàn xã hội. Đây là một yếu tố khiến các DN không thể vận hành một cách có hiệu quả, cắt giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ. Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin thấp có nhiều lý do, nhưng không thể bỏ qua vấn đề môi trường ứng dụng công nghệ thông tin của cả nền kinh tế. Các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị cảng, hàng không, hãng tàu phải đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng kết nối với các chủ thể khác của thị trường để tạo ra môi trường công nghệ thông tin, từ đó làm động lực cho các DN khác triển khai công tác tin học hóa hoạt động quản lý.
Các giải pháp hỗ trợ
Để giải quyết tình trạng nêu trên, các chuyên gia kiến nghị cần sớm xây dựng các chương trình cụ thể nhằm nâng cao năng lực của nhà cung cấp dịch vụ logistics thông qua ứng dụng công nghệ với những chỉ tiêu xác định về năng suất, tốc độ, độ chính xác, chất lượng và mức dịch vụ,… Có thể dùng nguồn quỹ đổi mới công nghệ quốc gia để tài trợ cho các chương trình này. Mặt khác, cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ hoạt động nghiên cứu ứng dụng, đào tạo, chuyển giao công nghệ để xây dựng năng lực thiết kế, tích hợp hệ thống, lắp đặt và bảo trì các hệ thống tự động hóa ứng dụng trong quản lý vận tải, kho hàng, trung tâm phân phối,… Đồng thời, hỗ trợ vốn hay các điều kiện làm việc ban đầu cho các start-up (doanh nghiệp khởi nghiệp) về giải pháp nền tảng điện tử logistics và các start-up về ứng dụng liên quan. Ngoài ra, cần đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu ứng dụng các giải pháp có sẵn do các đối tác nước ngoài đã phát triển để tận dụng nguồn lực công nghệ và liên kết phát triển nhanh ra khu vực. Riêng về phía các DN, cần có ý thức chủ động hơn trong việc tiếp cận, đầu tư ứng dụng công nghệ mới để nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ, từ đó tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh thị trường cạnh tranh được dự báo sẽ ngày càng gay gắt như hiện nay.
Điểm yếu của các DN logistics Việt Nam là chi phí dịch vụ còn cao, chất lượng một số dịch vụ và tính chuyên nghiệp chưa đồng đều. Nguyên nhân chính là hạn chế về quy mô DN và vốn, kinh nghiệm, trình độ quản lý, khả năng áp dụng công nghệ thông tin cũng như trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động logistics quốc tế. Do vậy, công tác đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu mới của ngành dịch vụ logistics trong điều kiện hội nhập quốc tế là một trong những nội dung quan trọng tiên quyết.
CAO QUỐC HƯNG Thứ trưởng Công thương
Nguồn: Nhân Dân Điện Tử
Sorry, the comment form is closed at this time.